VIỆT-NAM THI-NHÂN TIỀN-CHIẾN NGUYỄN TẤN LONG Trang 251 - 267
PHẠM ĐÌNH BÁCH 1910 - 1968 Phạm đình Bách là tên thật, bút hiệu Hoa-sơn, sinh 12 tháng 9 năm Canh-tuất (1910) tại làng An-tây, huyện Quế-sơn, tỉnh Quảng-nam. Thuở nhỏ ông học chử Hán với phụ-thân; sau đổi bút lông ra bút sắt, thi vào trường Quốc-học Huế, theo học được hai năm, rồi cũng vài người bạn tổ-chức cuộc bãi-khóa vào năm 1926, bị bắt giam ba tháng. Sau đó lại hoạt động cho đảng Tân-Việt, cũng bi bắt giam lần nữa cùng với Đào duy Anh... vào năm 1928. Sau một thời-gian, ông được phóng-thích, liền ra Hà-nội học trường Albert Sarraut, thi đậu bằng tú-tài toàn phần Pháp năm 1934; tiếp tục học trường luật một năm rồi phải bỏ học vào Sàigòn vì lý-do chính-trị. Nơi đây ông viết giúp cho báo Tranh-đấu của nhóm Thạch-Tạo-Thâu (Trần văn Thạch - Nguyễn văn Tạo - Tạ thu Thâu) và báo Sống của thi-sĩ Đông-Hồ. Rồi ông lại trở về Huế giúp việc cho chính-phủ Nam-triều. Biến-cố năm 1945, là người dân Việt, ông bị chìm ngập trong những ngày đen tối của đất nước. Mãi đến năm 1954, hiệp-định Genève được ký-kết, ông về Huế tiếp-tục văn-nghiệp và dạy học để sinh sống. Tác-phẩm của ông gồm có :
Hai tác-phẩm trên lẻ ra được xuất-bản trước thời-kỳ tiền-chiến, nhưng thực-dân Pháp không cho phép vì ông hoạt-động chính-trị.
Ba tác-phẩm sau này sáng-tác sau thời-kỳ 1945. Ngoài ra Hoa-sơn Phạm đình Bách hiện đã hoàn-thành nhiều bộ sách. Ông định sẽ in ra trước thi-phẩm Chinh Nam, gồm 100 bài đường-thi sáng-tác từ năm 1945 đến nay. Tác-gỉa nghĩ với tập Chinh Nam sẽ đóng-góp ích-lợi cho văn-học hơn tập Vần thơ cổ-kính vì nội-dung phản-ảnh được tình trạng nước nhà trong những năm tao-loạn. Năm 1968, Phạm đình Bách, mà cuộc đời là cả một dòng chiến-đấu liên-tục, đã bị chết thảm-thương trong biến-cố xuân Mậu-thân và được an-táng tại Đà-nẳng. *** "Xin hai ông Thanh-Tịnh và Phạm đình Bách cho biết điạ chỉ để chúng tôi gởi tặng báo và mandat." Trên đây là lời ghi-chú dưới hai thi-bản được đăng trên Hà-nội báo số 5 ra ngày 5-2- 1936 để nhắn tin hai thi-sĩ đã chiếm giải nhất về cuộc thi thơ tháng Hai do báo ấy tổ-chức. Đọc hai tác-phẩm và lời ghi-chú, chúng tôi thấy như sau: hai thi-sĩ đều chiếm giải nhất đồng hạng. Xét theo thứ-tự trong ghi chú, tên Thanh-Tịnh đặt trước, tên Phạm đình Bách sau, nhưng ở vị-trí đăng thơ, thi-bản Từ đấy của Phạm đình Bách trước, Lời cuối cùng của Thanh-Tịnh sau. Chúng tôi nghĩ : Toà soạn Hà nội Báo, một mặt làm vừa lòng cả hai thi-sĩ, một mặt vẫn trung-thành được với ý muốn sắp-xếp của mình. Bài Lời cuối cùng (hay Lời trối) của Thanh-Tịnh gợi ta hình ảnh rỏ-rệt và tứ thơ gây được nhiều rung cảm, nhưng Lời cuối cùng lại là thi-bản phóng-tác bài thơ Et s'il revenait un jour của thi-sĩ Bỉ Maurice Maeterlick. Trái lại Từ đấy là một thi-bản sáng-tác của Phạm đình Bách.(1) Sự-kiện cho ta một nhận-định : tiếng thơ của Phạm đình Bách có giá-trị sáng-tác; còn của Thanh-Tịnh có giá-trị truyền-cảm. Sự-nghiệp thi-ca của Phạm đình Bách bắt đầu đi vào quảng-đại quần-chúng bằng bước chân danh-dự ấy. Nếu ở quyển Thượng các bạn đã rung-động theo tiếng thơ của Thanh-Tịnh qua bài chiếm giải nhất - Lời cuối cùng - ở đây chúng tôi xin giới-thiệu thi-bản đồng hạng của Phạm đình Bách :
Anh nhớ tiền-duyên nên vấn-vít, Từ đấy ngày đêm anh vẫn qua, Khảo-sát, chúng tôi thấy thi bản Từ đấy của Phạm đình Bách văng-vẳng cung-điệu Tiếng gọi bên sông hay Giây phút chạnh lòng của tác-giả Mấy vần thơ. Từ hình ảnh người chinh-phụ của Thế-Lữ đang "dấn bước truân-chuyên khắp hải-hồ" và cũng đang "cưới phen thất-bại khinh nguy-hiểm", lại còn kiêu hãnh tự-hào:
Thế mà chỉ vì đôi câu hát réo rắt bên kia sông đã khiến khách chinh-phu mềm lòng, tê-tái; cho được quân-bình lại trạng thái sinh-hoạt bình thường, người chinh-phu của Thế-Lữ đã phải bặm gan:
Trái lại người khách giang-hồ của Phạm đình Bách đã vấn-vít tơ vương rồi mới cất bước lưu-ly. Hai cảnh huống trái ngược. Ta thấy con người giang-hồ của Phạm đình Bách ý chí sắt đá hơn. *** Nhận xét tiếng thơ Phạm đình Bách, chúng ta có thể phân chia hai dòng: Tân và Cựu. Giờ hãy nói dòng "Tân" trước. Hòa với nhịp bước rập rồn của thể thơ mới, Phạm đình Bách đã cấu tạo thi-bản như Lâu đài trên không và Hồ Tịnh-tâm ..v..v...chứng tỏ thi-sĩ Hoa-sơn là tín-đồ của phái mộng mơ, triền-miên theo dòng thơ dằng-dặc; mỗi thi-bản là một chuyện tâm-tình được phổ nhạc thơ, lôi cuốn hồn thơ quyện theo từ một quá-khứ đến hiện tại. Một hiện-tại của u-buồn, trống rỗng gần như cô-độc của một người thơ ngồi mãi dưới ánh trăng chênh mong tìm gặp lại bóng hình ngày nào của người con gái mến yêu. Thời-gian nhẹ cánh bay như gió thoảng, có cái xuân hồng nào bền gan chờ-đợi thi-nhân để sánh bước quanh hồ ngắm mùa sen nở để phải tủi hổ với hoa. Kiếp hoa và kiếp người nào khác chi nhau. Ba mùa đã rụng, ngày tháng đủ dài cho đôi chim vành khuyên sinh nở mấy lớp chim non. Vậy thi-nhân hãy "bình lòng" ngồi lại bên hồ "Tĩnh tâm" mà suy nghiệm lẽ sinh sinh hóa hóa của vạn-vật. Trong "Lâu đài trên không", thi-nhân đã dệt một giấc mộng tình. Thi-nhân muốn xây đắp cho người yêu một lâu đài "nguy-nga, rực-rỡ" trên chín tầng thượng-giới; nơi đó đôi tình-nhân sẽ say đắm trong hạnh-phúc nghìn đời; nơi đó hồn và thể thoát nhẹ khỏi phiền lụy khi nghe khúc tiên ca.Thi nhân còn vẻ lên những cảnh với người yêu:
Quả là một cảnh hiền mơ, nhưng người yêu của th-nhân từ chối vì:
Nhưng những cái hữu-hình mà em cho là thực ở trần giới nào cơ hơn gì:
Lâu đài trên không mà ý-nghĩa chung cuộc cho ta rút một tinh lý: Mộng và thực ở cõi đời này chỉ là một; nó là cái không sắc, sắc không của nhà Phật. ***
------------------------ -------------------------------------------------------------------------- |