Đặc-san Xuân Mậu tý Hội Đồng-hương Quảng-nam Đà-nẳng nam California - Hoa-kỳ Vài nét chấm phá về thi sĩ Hoa Sơn Phạm đình Bách. Mỗi người sống quảng đời của mình trong một khoảng thời gian của giòng lịch-sử. Thân phụ chúng tôi, nhà thơ, nhà giáo Hoa-sơn Phạm đình Bách, được cơ duyên sống đời tuổi trẻ của mình vào một giai-đọan lịch sử đầy những biến-động vừa lãng-mạn vừa hào-hùng: giai-đoạn tiền-chiến. Những bài thơ, bài nhạc cuả giai-đoạn này đã vượt qua không-gian và thời-gian làm rung động lòng người . Con người và bản-chất của Hoa-Sơn hoàn-toàn hợp với giai- đoạn đó. Thơ đối với thân-phụ chúng tôi chính là hơi thở của ông. Ông đả sống trọn vẹn từng khoảnh-khắc của cuộc đời cho những bài thơ. Mỗi khi làm việc, chấm bài ông đều ngâm thơ nho nhỏ với giọng ngâm run run truyền-cảm. Có một lần, cách đây hơn năm mươi năm, vào một đêm mưa lạnh của xứ Huế, ba anh em chúng tôi đang trùm chăn ngủ chung trên một cái giường dưới mái hiên vì nhà chật và gia đình quá đông anh em. Lúc đó vào khoảng nửa đêm, ba tôi ra đánh thức ba anh em dậy. Sẵn cái bảng đen chúng tôi dùng để học bài, ông cầm viên phấn viết nguyên bài " Lưu Nguyễn nhập thiên thai" ( tôi quên tên tác giả ), rồi say-sưa giảng cho chúng tôi cái hay của bài thơ. Ông đọc đi đọc lại câu: " nửa năm tiên cảnh, một bước trần ai, đá mòn, rêu nhạt, nước chảy hoa trôi. Cái hạt bay lên vút tận trời...". Trời đêm Huế vẫn mưa, lạnh, giọng ông vẫn say-sưa. Phải chăng cái mưa buồn rỉ-rả của Huế đã đem tâm hồn nhà thơ chúng ta về nơi chốn củ, xứ Đào nguyên, nơi mà từ đó không biết tự bao giờ thi-nhân đã lạc xuống:
Thật khó mà biết được những câu xưa mà Hoa-Sơn đã hát là những câu gì và hát tự bao giờ. Tâm hồn của nhà thơ vẩn luôn là một cái gì bí ẩn đến nổi Lưu Trọng Lư đã phải ngạc-nhiên và sửng-sốt "Tôi đã ngạc-nhiên và sửng-sốt về những tâm-hồn tôi đã gặp " ( Lưu Trọng Lư - lời tựa - chưa đọng ):
Không phải chỉ một lần, tâm-hồn cuả nhà thơ rỏ ràng không ở với trần-gian nhất là những bài thơ làm khi thi-nhân còn trẻ :
Và:
Thế nhưng, bắt đầu " Từ đấy " ( giải nhất Hà nội báo ), có lẻ một bóng hồng thật cuả trần-gian đã lọt vào đôi mắt cuả thi-nhân. Tâm-hồn thi-nhân bắt đầu ở lại bên những góc trời xanh, đã vươn chút e dè nhút-nhác quen thuộc của người mới yêu trên thế-gian này và có thể ở giai đoạn nầy thi nhân bắt đầu dấn thân vào các hoạt động chính trị.
( Từ đấy - Chưa Đọng )
Quảng đời niên-thiếu và thời-gian trước lúc ông lập gia-đình đối với chúng tôi là một bí-ẩn. Ông không bao giờ kể lại cho chúng tôi nghe về thời-gian nầỵ Chỉ biết ông theo học trường Albert Sarraut Hà-nội, đậu tú-tài chương trình Pháp rồi theo học trường Luật Hà Nội. Ông đã lớn lên cùng với những chuyển mình cuả thời-cuộc về chính-trị và văn-hóa. Trên văn-đàn, trào-lưu thơ mới và nhất là sự xuất hiện của nhóm Tự-Lực Văn-Đoàn đã ảnh-hưởng mạnh mẽ đến ông. Chúng tôi còn nhớ vào những năm giửa của thập niên 50, dù mới về định-cư tại Huế, gia-đình còn nhiều khó-khăn, tủ sách gia đình là vật mà ông qúy nhất trong nhà. Ông mua không thiếu cuốn sách nào do nhóm Tự-Lực Văn-Đòan xuất-bản và sắp chúng ngay thẳng vào tủ sách. Ngoài ra trong tủ sách còn có các cuốn sách chử Hán, giấy mỏng như giấy quyến, khổ nhỏ bằng cuốn sổ tay. Ông rất qúy những cuốc sách nầy. Về chính-trị, cuộc đấu-tranh giành độc-lập đã chuyển sang giai-đọan mới với sự hình thành của nhưng đảng cách-mạng hoạt-động bí-mật. Với bản-chất lãng-mạn và tinh-thần yêu nước cao, lấy việc chung làm trách nhiệm của mình mà sau nầy chúng tôi thấy ở ông, chúng tôi có thể hình dung ông đã lao thân vào cuộc đấu-tranh giành độc-lập của dân-tộc nhưng không quên sáng- tác những bài thơ bắt kịp trào-lưu thơ mới. Ông tham-gia bải-khóa nên bị đuổi khỏi trường Luật và bị truy-nả phải rời bỏ Hà-nội vào nam. Ông sinh năm 1910. Sau khi giả từ Hà nội, ông vào nam học trường hậu-bổ, ngạch thừa phái. Sau khi tốt nghiệp, ông làm thừa phái cho Tổng-đốc Quãng nam, trú sở đóng tại Vĩnh điện (1936-1940). Trong thời-gian này ông lập gia đình (1936). Sau khi Tổng-đốc Quảng-nam bị ám sát, ông chuyển về ngành giáo-dục và dạy học tại trường Phan chu Trinh Quảng-nam. Trường Phan chu Trinh này là tiền-thân của trường Trần qúy Cáp Hội an. Khi chiến tranh bùng nổ, trường dời về Cẩm Khê; trường có một phòng họp bằng tranh không có vách, ở gần nhà chúng tôi. Trường Phan chu Trinh sau này tại Đà nẳng không dính dáng gì với trường Phan chu Trinh mà thân-phụ tôi dạy cả. Thời gian ông ở tù tôi còn rất nhỏ. Kỹ-niệm còn lại trong trí tôi là những buổi sáng thức dậy trong một căn nhà tranh nhỏ giửa cánh đồng, bàng-hoàng hoảng sợ, cô độc vì mẹ tôi đã rời nhà, lặn-lội đi thăm ông vào lúc khuya. Tôi thường vùng dậy chạy ra khỏi nhà, nhưng trước mặt chỉ còn một cánh đồng vắng-lặng, mênh-mông. Ông ở nhà lao Tiên-hội rồi Tiên-châu. Nhiều bài thơ làm trong thời gian này đã mô tả được những đổi thay cuả xã hội và cuả chính tâm-hồn thi-sĩ. Nhà thơ đã trở về với những sự thực chua-cay của xã-hội trong giai-đoạn đầu của cuộc đấu-tranh, vừa chống Pháp vừa chống lẩn nhau giửa quốc gia và cọng-sản. Nếu ở miền Bắc, có cảnh tiêu-điều " tôi đi không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ " ( Không biết tên tác giả ) thì ở Trường An sau khi Việt-minh chiếm chính quyền:
( Thất thủ - Vần thơ cổ kính )
Và những ai không cùng lý-tưởng với cộng-sản, bị kẹt lại trong vùng Việt-minh nắm chính quyền sẽ hiểu một cách thấm-thía tâm-trạng sau đây của Hoa-Sơn :
( Thất thủ - Vần thơ cổ kính ) Thôn làng tan-hoang, không còn ai lo cho ai, con người như vô-định trước đổi thay nghiệt- ngả:
( Tản cư - Chưa Đọng ) Cùng chiến-đấu giành độc-lập, nhưng những người không cùng lý-tưởng cọng-sản thì bị bắt giam, tù-đày, đấu-tố , thủ-tiêu. Còn nổi buồn nào lớn hơn nổi buồn ngày Tết nằm trong tù:
( Tết Tiên hội - Chưa Đọng ) Khi mùa thu đến, cùng với sự thay màu của thiên- nhiên, lòng người cũng trở nên ảm-đạm. Đây là lúc con người thường nhìn lại mình, nhìn lại những việc đã qua, nhà thơ sau bảy năm len-lỏi trong kháng-chiến, nhìn lại màu đỏ đã phủ một nửa giang-sơn. Đối với một người đã dấn-thân cho sự tự-do của dân-tộc, còn nổi buồn nào lớn hơn:
( Thu cảm Chưa Đọng ) Và mùa thu trên quê-hương tiêu-điều, chiến-tranh không biết bao giờ chấm-dứt:
( Đổi muà - Vần thơ cổ kính )
Trong những hoàn-cảnh như vậy thì mưa rơi vẫn chất chứa nỗi buồn:
( Sầu - Chưa Đọng ) Có một kỹ niệm khó quên trong đời tôi đêm ông được thả về. Đó là một đêm tối trời, mưa to gió lạnh, tôi trùm chăn nhưng hình như chưa ngủ, có tiếng đập cửa và tiếng kêu nhỏ. Thật nhanh, tôi biết là ba tôi đã về nhưng tôi không nhìn thấy ông vì tối quá. Tôi còn nhớ ông dở mùng dúi vào tay tôi hai ba cây kẹo ướt. Ông lưu lại nhà chỉ một chốc rất ngắn, vực hai người anh lớn của tôi dậy dẩn theo ông nói là đi lên Bình Kiều, nơi bà ngoại chúng tôi đang sống, Sau này tôi được biết là ông dẩn hai anh tôi ra Huế nhưng để tránh bị rượt theo ám hại nên nói là lên thăm bà ngoại. Nghe nói có vài người được thả về theo hiệp-định Geneve, sau khi ra khỏi nhà tù thì bị ám-sát. Những cây kẹo ướt mà ông dúi vào tay tôi có lẻ là những cây kẹo đầu tiên tôi có trong cuộc đời. Tôi say-sưa với những con thú xanh đỏ bằng nhưạ trong cây kẹo. Ông hồi-cư về Huế năm 1952 (hoặc 1953 tôi không nhớ rỏ ). Thời-gian định-cư tại Huế có lẻ là những năm tháng mà ông cảm thấy an-bình trong cuộc đời sau bốn năm tù-đàỵ Ông say-sưa với việc xuất-bản các tập thơ ngoài thời gian dạy học và chấm bài. Ông cho xuất-bản các thi tập sau đây theo thứ tự thời gian : Chưa đọng 1954, Vần thơ Tiên Hội 1955, Màu thời gian 1956,Chuyện đất thiêng 1958 và vần thơ cổ kính 1961 Những tập thơ này, sau biến cố 1975 đã bị đốt hết. Sau khi định cư tại Canada, mẹ chúng tôi mới dùng trí nhớ để chép lại một số bài mà ba chúng tôi thích và thường hay ngâm-nga lúc ông còn sống. Những tập thơ là tâm-huyết của ông. Ông ký tặng cho rất nhiều bạn-hửu ở khắp các miền đất nước, mà nay dù với nhiều cố-gắng chúng tôi cũng không tìm lại được quyển nào. Tiền bán các tập thơ vừa đủ tiền in, có khi còn lời một ít. Hình bìa của các tập thơ đều do họa-sĩ Thái đình Uyển trình bàỵ Ông dạy Việt văn, Pháp văn tại các trường Nguyễn tri Phương, Bình Linh, Thiên Hựu, Nguyễn Du, Huế. Ông dạy ban ngày, có khi còn dạy các lớp đêm. Ông dạy nhiều để lo cho con cái. Ông thường trở về nhà trên chiếc xe đạp củ với từng chồng bài làm của học-sinh bụt chặc sau portbagage. Vào những năm giữa thập niên sáu mươi đến ngày mất, ông dồn nhiều tâm-trí để thực-hiện cuốn " Chiến sĩ sông Thu". Ông đã bỏ nhiều thời-gian lặn-lội vào các vùng Quảng- nam, Quảng ngải để gặp gở, sưu-tầm tài-liệu từ gia-đình của các nhân-vật từng tham-gia các vụ nổi dậy chống Pháp trong phong trào Cần-Vương như Tiểu La Nguyễn Thành, Trần cao Vân, Trần qúy Cáp....Ông sưu-tập được khá nhiều tài liệu. Ông cặm cuội viết vào ban đêm và cuối tuần. Để dể tẩy xóa sửa đổi, Ông dùng viết chì viết trên các tập vở học trò một trăm trang có hình cyclo máy, hoặc ba cô gái trung nam bắc. Ông đã viết được dày đặc trên mười cuốn vở. Điều đáng tiếc là ông đã lìa trần trước khi có đủ thời-gian đi vào đoạn kết và hiệu-đính để hoàn-thành một công-trình tâm-huyết cuả đời mình. Rất may mắn là chúng tôi vẫn còn giử đủ tất cả lưu-cảo nầỵ Hy vọng một ngày không xa sẽ xuất bản nguyên-trạng dù nó chưa được hoàn-chỉnh. Trong biến-cố Tết Mậu thân, chúng tôi thoát ra khỏi nhà đi lánh nạn tại trường Kiểu mẫu mà không kịp mang theo bất cứ vật gì. Vài ngày sau, ông đã lặn-lội trở về nhà lấy bản thảo cuốn sách bất chấp hiểm-nguy do bom đạn. Ông bị đạn tại trường Kiểu mẫu. Khoản bốn năm ngày sau, chúng tôi đưa được ông vào bệnh viện Đà nẳng. Ông mất tại bệnh viện Đà nẳng. Ngày kỵ ông là ngày 19 tháng giêng âm lịch hằng năm. Lịch-sử hầu như đã sang trang. Công tội của những ý-thức-hệ xin để sử-gia luận-bàn sau này. Một sự kiện rất nổi bật nhưng từ lâu rồi không được chú ý : giai-đoạn lịch-sử 1945 - 1954, giai đoạn mà những hạt mầm đầu tiên của ý-thức-hệ cộng-sản bắt đầu đâm chồi kết nụ trong từng ngỏ ngách của thôn làng miền trung việt-nam,gây ra biết bao nhiêu thay đổi đau đớn, nhiều khi vượt quá sức chịu đựng của con người. Trong khi tất cả các nhà thơ đồng thời với ông Tố Hửu, Lưu trọng Lư, Thanh Tịnh đã theo sức cuốn của thời cuộc mà dùng thơ để ca ngợi chế độ, tô hồng những mục-tiêu chính-trị. thi-sĩ Hoa Sơn là người đầu tiên đã dùng những vần thơ để mô tả một cách chân phương, không vươn một chút hận-thù sự độc hại, tàn-phá của ý-thức-hệ này lên từng gia-đình, từng thôn xóm, các tế-bào nền-tảng của xã-hội, một chỉ dấu rất sớm rằng đây là một loại vi trùng độc sẽ tàn phá các nền tảng đạo-lý của xã hội, sẽ làm băng hoại đất nước. Ông đã đơn-phương chọn cho mình một chổ đứng độc-lập. Là nhà thơ, ông đã đưa tầm nhìn vào hiện-thực cuả cuộc sống xã-hội trước tác-dụng nặng- nề của chủ nghỉa ngoại- lai. Ông phải trả giá cho sự tiên liệu sớm sủa nàỵ Ông bị bắt tại Cẫm khê trong quán chè nhỏ của gia đình. Mẹ chúng tôi thường kể lại ông bị dẩn đi mang theo được duy nhất một bộ đồ bằng vải xi ta do má tôi dệt và may cho ông. Xin hãy lắng lòng nghe tâm-sự của ông trong tù qua bài "chiếc áo xi ta" :
Một trong những thay đổi quan-trọng nhất mà xã hội thôn quê việt nam chưa bao giờ trải qua là sự phê-bình và tự phê-bình được tổ-chức hằng tuần, hằng tháng. Khi mà mạng sống, tương-lai của từng con người, từng gia-đình bị đe-doạ; mỗi cá-nhân từng ngày, từng ngày bị buộc phải tìm ra một cái gì đó để phê-bình mình và phê-bình bạn bè, hàng xóm, láng giềng. Sự mất tin-cậy lẩn nhau, nghi-kỵ nhau bắt đầu từ đó. Một việc làm mới nhìn qua thì nhỏ nhưng có tác-dụng đến tận cùng của lòng con người. Không còn ai tin ai, không còn ai có thể tin cậy để tâm-sự chia-xẻ với nhau những vui buồn của cuộc sống. Con người trở nên cô-đơn giữa đồng loại.
Chúng ta hiện đang sống trong một xã-hội văn-minh, gặp tai-nạn đã có 911 cấp-cứu. Hãy sống trở lại với vùng nông-thôn miền trung Việt nam, thôn làng cách xa huyện lỵ hằng mấy ngày đường, phương tiện di-chuyển duy-nhất là hai chân, chợ phiên chỉ họp mỗi tháng một hai lần. Hàng xóm láng giềng là chổ dựa duy nhất vừa tinh-thần vừa vật-chất khi tôí lửa tắt đèn. Thiếu hom tranh, thậm chí thiếu muỗng dầu ăn, muỗng nước mắm cũng qua lại nhờ nhau. Có sống cảnh như vậy, chúng ta mới thật-sự thấm-thía được ảnh-hưởng của sự phân- hoá đã xãy đến như thế nào cho từng cá-nhân, từng gia-đình trong thôn xóm. Những ai đã từng sống tại các vùng giải phóng trước 1954 và tại miền nam thời gian đầu sau 1975 mới hiểu hết được những câu thơ nàỵ Nhà thơ không nói quá, nhà thơ còn nói ít hơn sự thật.
( Gởi người bạn củ - Vần thơ Tiên hội ) Dù cho bao nhiêu vùi-dập tù đày, thơ của ông vẩn điềm-tỉnh chân-phương không vươn chút hận-thù, vâng, ông chỉ nói lên tâm-tư một cách nhẹ-nhàng " đây lao tù có kẻ ngủ không an "
Trước một biến-cố nguy-kịch cho bản thân ( bị bắt trong thời kỳ này có khi bị thủ-tiêu ). ông vẩn nhẹ-nhàng :
Những dòng thơ ông đã mô tả rất sớm những cảnh con người bị bắt phải lao động đến tận cùng sức-lực như chúng ta đã thấy ở các vùng kinh-tế mới và thanh-niên xung-phong sau 1975 tại miền nam.
Đi ở, ở đi, một vấn đề mà những ai ở lại miền Bắc sau hiệp định Geneve, miền nam sau 1975, cũng như kẹt lại trong các vùng "tự do" đã từng đêm vắt tay lên trán trằn-trọc không tìm ra câu giaỉ đáp. Xin hãy chia xẻ với Hoa Sơn những trăn-trở một thời :
( Khứ lưu vi định - Vần thơ cổ kính ) Có người đã đặt Phạm đình Bách vào vị trí một trong những nhà thơ tiên-phong cho phong trào thơ, gần bốn mươi năm sau khi ông nằm xuống. Điều đó ít nhiều chắc cũng làm ông mĩm cười dưới suối vàng vì ông đã sống cả cuộc đời ông với thơ, và cho thơ. Nhưng có một điều mà ông và cả một lớp hậu-sinh chưa có thời-gian để chú ý đến: Hoa Sơn là một thi sĩ tiên-phong trong văn-học, đã rất sớm, cầm ngọn bút đi ngược lại dòng-thác của thời-cuộc để mô-tả một cách chân-phương, không hận-thù ảnh-hưởng, sự tàn phá của một ý-thức-hệ lên những tế-bào của một xã-hội lấy đạo-đức và văn-hoá làm căn-bản giao-tiếp giữa người với người. Ông sẽ cảm thấy ấm lòng vì ông không hề đơn-độc, những nhà thơ, nhà văn trong nhóm Nhân-văn giai-phẩm, rồi Quang Dũng, Tạ Ký cùng hàng hàng lớp lớp nhà văn nhà thơ đã lần lượt lên đường, đã trả giá cho những bài thơ của mình nhưng đã nêu cao dũng-khí của con người làm văn-học. Còn một khía cạnh nửa nếu không nhắc lại kể cũng là thiếu sót: dấu-ấn của nền văn-hóa Khổng Mạnh trong tâm-hồn của nhà thơ. Thời thanh niên đầy mơ-mộng nhà thơ đã hoà mình vào trào-lưu mới với những bài thơ tình lãng mạn. Thế nhưng thời cuộc với những khắc-khe, đổi thay thiếu tinh-thần xây-dựng hình như đã có tác dụng làm sống dậy trong lòng thi-sĩ những hạt mầm cuả nền văn-hóa Khổng Mạnh mà ông đã hấp thụ từ phụ-thân thuở thiếu thời. Việc cho ra đời tập "Vần thơ cổ kính" ( 1961) phản-ánh tinh-thần hoài cổ đó nhưng điển- hình nhất là tinh-thần "trung-thần bất sự nhị quân". Có một thời trong cuộc đời, ông đã làm việc cho triều Nguyễn (chính phủ Nam triều), cho nên sau nầy mỗi lần được mời tham-gia một công việc gì trong các chính phủ khác ông đều từ-chối. Người viết xin được mượn bài thơ sau nầy để làm lời kết và cũng để nhà thơ nói lên tâm-sự của mình:
( Xuân tứ - Vần thơ cổ kính )
Phạm Tâm-Tịnh Viết tại Hoa-kỳ- 2006
|