Lâu năm về sau, vào một buổi chiều tà, khi ánh-dương còn phản chiếu lấp-lánh trên mặt nước bao-la trải dài từ chân dãy ngũ-hành-sơn, hai người đàn-bà lên ngồi trên Vọng-hải-đài. Người đàn bà thứ nhất, trạc ngoại tứ tuần, dáng vẻ phong-lưu, ngâm nho-nhỏ bài "Vịnh chùa Non-nước " của nhà cách-mạng Châu-thượng-Văn ở Hội-an:
Người đàn bà thứ hai nghe bài thơ, nói một mình: - Hai câu kết quá hay, lại đáp trả chính xác bài thơ của nữ-sĩ vùng Nghệ-tịnh. Nghe lời khen bài thơ, người ngâm thơ hỏi: - Bài thơ chỉ tả cảnh chùa, đâu có đối đáp với ai, sao chị nói vậy? - Dạo trước em vào huyện Hà-đông, ngủ lại một đêm tại vạn Tam-kỳ, có gặp một nữ-sĩ tên là Nguyễn-thị-Đào, người huyện Thanh-chương, tỉnh Nghệ-an, cháu nội quan thám-hoa Nguyễn-đức-Đạt. Bà có làm một bài vịnh Hà-đông, ý thơ có tính cách khinh-rẻ xứ Quảng chúng ta. Em xin đọc bài ấy cho chị nghe, xin chị hãy chú-ý tới hai câu-kết, rồi bà cất giọng trong-trẻo, ngâm lên một bài bát-cú như sau
Người thứ nhất là bà Phan-Quyển, tục gọi là bà Bang-Nhãn, ở làng Bảo-an, tỉnh Quảng-nam, một nữ-sĩ có tiếng trong văn-học. Người bạn song-hành là ca-nữ vô-danh, không rõ lại-lịch. Hai người chuyện trò một lúc rồi cùng nhau xuống núi tạm-biệt nhau khi ra tới bến đò sông Hàn. Nữ văn-sĩ lên đường về mạn-ngược, ca-nữ ở lại, đứng một mình trên bãi cát. Trên giòng sông, vang-vọng giọng ca lanh-lảnh của một thôn-nữ chèo đò:
Câu thơ nhắc đến thời-kỳ ban-sơ trong cuộc tiếp-xúc với người Pháp, khởi đầu một giai-đoạn đau thương của dân-tộc làm động lòng khách lữ-hành đương bềnh-bồng trên sông nước, từ đó một giọng hát ứng-đối trổi lên trong khoảng không bao-la mây nước:
Lời thơ nhắc đến trận chiến-tranh giữa người Pháp và triều-đình nhà Nguyễn, đến cuộc xuất-bôn của vua Hàm-nghi ra Tân-sở, một người đánh cá đang neo thuyền ngoài-khơi, cũng cất giọng hát hà hát hỏng một mình:
Lời ca trầm buồn làm liên-tưởng đến thời-kỳ người Pháp mới bắt-đầu xây-dựng con đường hỏa-xa giữa Hội-an và thành-phố Huế. Trong giai-đoạn nầy, người dân xứ Quảng-nam phải cơm đùm cơm gói ra làm công-ích tại đèo Hải-vân, phải chịu nhiều vất-vả. Trong khi hành-dịch xa-xôi, họ phải vật-lộn với bệnh sốt-rét hiểm-nghèo, chống-chọi với ma-thiêng nước độc. Lúc trở về nhà, còn phải sống dưới sự áp-bức của bọn cường-hào, chịu sự bóc-lột của bọn tham-quan ô-lại, vì vậy họ phải tổ-chức những cuộc khởi-nghĩa liên-tiếp để loại-trừ bọn thực-dân. Nhờ có tinh-thần bất-khuất nung-nấu trong lòng, họ đã đứng dậy nhiều phen để phản-đối bạo-quyền, bất-cứ từ phương nào đến. Hết thế-hệ này đến thế-hệ khác, người dân bị đàn-áp một cách mãnh-liệt: kẻ bị tù đày, người mai-danh ẩn-tích tại chốn thâm-sơn cùng-cốc. Họ không bao giờ thay đổi chí-hướng, trong cảnh giàu-sang cũng như trong lúc cùng-vô-sở-xuất. Để phản-ảnh tâm-trạng của những nhà ái-quốc bị sa-cơ thất-thế, một vị ngư-ông ngồi buông câu trên bến, cũng tiếp lời bọn dân-chài hát lên rắn-rỏi:
Người ca-nữ vô-danh đứng tần-ngần một hồi lâu, mới gọi thuyền sang sông. Một khi lên bờ, ngồi yên-tĩnh trên một tảng đá, nàng mới đọc đi đọc lại mấy câu thơ cảm-khái mà nàng vừa mới nghĩ ra trong lúc quá-giang:
Ở nuôi phụ-mẫu, sớm chiều có ta! Nàng nhìn quanh-quất từ dãy Trà-sơn lẩn-khuất trong đám sương mù cho tới vùng Hàn-hải xanh lơ bát-ngát. Bất-giác, nàng nhớ đến lời tâm-sự phó-bảng Nguyễn-duy-Hiệu, vị thủ-lãnh Nghĩa-hội, đã tỏ bày với cử-nhơn Phan-bá-Phiến trong giờ vĩnh-biệt: “Việc đã không thể làm thì chỉ có chết mà thôi. Nhưng hai chúng ta cùng hy-sinh một lúc là vô-ích. Vậy ông nên chết trước thì hơn để đền nợ cho tổ-quốc. Còn tôi, tôi phải nấn-ná một thời-gian để hoàn-thành nhiệm-vụ của một người thủ-lãnh, nhiên-hậu tôi sẽ noi theo gót ông mà cùng về nơi chín-suối. Tôi sẽ giải-tán Nghĩa-hội và sẽ đem thân cho Pháp bắt. Một khi ra trước tòa-án, tôi sẽ tìm lời giải-thoát cho các đồng-chí. Một mình tôi chết thì không đáng tiếc, nhưng còn người sống thì Nghĩa-hội sẽ còn tồn-tại. Nếu ngày sau có kẻ noi theo cái chí-hướng của ta mà thành-công tức là ta còn sống đó.” Càng ngẫm-nghĩ đến những lời trối-trăn của vị chủ-súy, nàng càng cảm-thấy bồi-hồi thổn-thức trong dạ. Nàng gọi xe kéo đi về hãng Pháp-kiều Le Roy ở tại ngã Trẹm. Chiếc xe dừng bánh, vội-vàng bước xuống, chờ lúc vắng bớt người nàng đẩy cổng đi thẳng vào trong phòng giấy. Một viên ký-lục trẻ tuổi, chạy ra đón nàng ở ngoài mái hiên, trao cho nàng một bó thơ và rỉ tai nói thật khẽ: - Bà chị nên cẩn-thận một chút, kẻo bọn mật-thám theo dỏi riết lắm đấy! Nàng gật đầu, bỏ công-văn vào trong chiếc cặp da, thoăn-thoắt ra đi, như không muốn để cho kẻ bàng-quan trông thấy sự hiện-diện của mình. Ra tới con đường bờ sông, nàng dừng chân lại để quan-sát tình-hình, rồi theo bọn hành-khách xuống một chiếc ghe mành xuôi về chợ Bàn-thạch. Vào lúc mửng-tưng sáng chiếc thuyền cập bến. Chờ lúc vắng khách bộ-hành, nàng đi theo con đường mòn nằm thoai-thoải giữa khoảnh đất chứa đầy rác-rãnh lên gian chợ, bước vào một quán thấp le-te trước ngôi đình-thị. Một vị lão-thành quắc-thước, đương mãi đứng ngắm bức tranh gà trên vách, bước xuống thềm đón nàng, trao cho nàng một chiếc đãy chứa đầy bạc nén, nói rất khẽ: - Bà chị nên cẩn-thận một chút kẻo bọn mật-thám theo dõi riết lắm đấy. Cúi chào rồi quay gót lên đường về làng Thạnh-mỹ, ở hạt Thăng-bình, nàng vào yết-kiến nhà cách-mạng Nguyễn-Thành, nhân-vật thứ ba trong Nghĩa-hội còn sống sót, trao mật-thư và tiền bạc cho vị thủ-lãnh rồi đứng khép-nép ở bên cạnh chiếc phản-ngựa để chờ huấn-thị. Lúc bây giờ phong-trào Cần-vương đã lu-mờ, các vị lãnh-tụ như bao nhiêu ngôi sao ở một góc trời đã theo thời-gian mà mai-một gần hết: tiến-sĩ Phan-đình-Phùng đã qua đời, tán-tướng Nguyễn-thiện-Thuật đã chạy trốn sang Tàu; chỉ còn một mình đề-đốc Hoàng-hoa-Thám đương cầm-cự một cách vô-vọng tại vùng Yên-thế. Trong tình-thế đó, ở vùng Ngũ-hành-sơn, một ngọn đuốc đã được thắp sáng trở lại, soi khắp mọi nơi và tụ-họp được tất cả dư-đảng Cần-vương về một mối. Vào thượng-tuần tháng tư năm 1904, nhà cách-mạng Nguyễn-Thành, tục gọi là Tiểu-la phu-tử, đã triệu-tập hầu-hết các văn-thân trong nước về làng Thạnh-mỹ, bí-mật khai-hội, lập nên phong-trào Đông-du, được nhà cách-mạng Phan-bội-Châu làm phụ-tá và Kỳ-ngoại-hầu Cường-Để làm minh-chủ. Khi cơ-cấu đã thiết-lập xong, nhà cách-mạng Nguyễn-Thành phải xúc-tiến công việc rất gấp. Một mặt cho gọi tán-tướng Tăng-bạt-Hổ trở về nước để hướng-dẫn nhà cách-mạng Phan-bội-Châu sang Nhật-bản mưu-cầu ngoại-viện. Mặt khác, lệnh cho tán-tướng Đỗ-đăng-Tuyển đi khắp ba kỳ để quyên-liễm tiền-bạc, còn ông phải ở nhà để lo chủ-trương chung và nhân-sự. Vị thủ-lãnh phong-trào Đông-du ngồi kể lại cho người ca-nữ vô-danh nghe rõ sự chuyển-hướng của Nghĩa-hội và đưa cho nàng xem bài "Từ-giã" mà Phan-bội-Châu tiên-sinh sáng-tác lúc mới bước xuống tàu thủy lần đầu tại Hải-phòng:
Bài đường thi nầy mở-màn cho một giai-đoạn mới trong cuôc đấu-tranh của dân-tộc Việt-nam để bảo-vệ sự sống còn. Cách đây hơn một năm nhà cách-mạng Phan-bội-Châu đã khởi-hành từ Nghệ-an vào làng Thạnh-mỹ để yết-kiến vị lãnh-tụ phong-trào Đông-du, rồi dắt nhau lên hạt Tiên-phước để viếng thăm hai nhà cách-mạng Huỳnh-thúc-Kháng và Phan-tây-Hồ. Tiểu-la phu-tử kể lại cuộc hành-trình lịch-sử ấy và luôn tiện đưa cho nữ-đồng-chí xem bài "Lưu-giản" mà Phan-bội-Châu tiên-sinh đã khẩu-chiếm lúc tạm-biệt một vị thân-hào trên bờ sông Tiên:
|