Văn
thơ đối với tôi không phải chỉ là một sự
thoát-ly với những điều thực-tế quá tầm
thường; tôi không tầng được vỗ cánh mà theo làn
mây trắng trên lầu Hoàng-Hạc. Văn thơ đã trói tôi
với cuộc đời, bắt tôi len lỏi giữa đám chợ
trần; tôi phải đi những bước gâp-ghềnh là
cái định-phận chung của con người trần-thế.
Vì đời là nơi tôi có những cuộc gặp-gỡ mà một
ngày kia, khi qua con đường khác, tôi còn nhớ mãi cái
hương-vị nồng-nàn. Một ngày kia số-mệnh sẽ đưa
tôi tới trước ba mươi sáu nẻo đường, nhưng hôm
nay tôi đã tự nguyện với tôi như một lời vàng đá
là ngày đó, tôi sẽ chọn lại con đường
mòn-mỏi của thế-nhân. Dầu phải luân-hồi ba mươi sáu
kiếp, tôi cũng chỉ chọn một con đường, để
gặp lại những cái mà tôi tưởng không thể thấy hai
lần. Tôi sẽ bắt lại những cái bóng đã thoát, tôi
sẽ nắm lại những bàn tay thân-ái mà cuộc đời đã đưa
lại cho tôi. Phải nói đó là cái công-trình của
văn thơ ; vì chính cái duyên văn-tự đã đưa
lại cho tôi một vài tâm-hồn quí-báu, là những
kho-tàng phong-phú về tình về cảm. Nhờ văn thơ tôi đã
biết được những con người, những tâm-hồn đã
nở trên con đường của tôi, và đến một kiếp
nào, tôi cũng không quên cái mùi hương say ngát
phưởng-phức.
Tôi đã
ngạc-nhiên và sửng-sốt về những tâm-hồn tôi đã
gặp.
Thuở
bấy giờ Phạm đình Bách còn là một cái
gì còn nguyên-vẹn, còn giữ kín chặt lấy mình, còn giữ
chặt lấy tất-cả những cái mầu-nhiệm đã cấu-tạo
nên mình, Phạm đình Bách vẫn là một cái
thế-giới đóng kín. Nhưng khi những tâm-hồn
thầm-lặng ấy đương quằn-quặi, đương
xao-xuyến, là để tự tạo lấy cái kết quả của
mình. Rồi một hôm Phạm đình Bách tự mở và tự
nở như một trái đã chín, như cái chồi đã ươm
nụ, như cái hoa đã lên hương.
Lần đầu
tiên tôi gặp Phạm đình Bách là tôi tưởng như
vào được một cái thế-gìới rất huyền-bí, rất
khác lạ. Thuở ấy tôi còn chủ-trương việc biên-tập
tờ Hà-nội báo và báo nầy đương mở một cuộc
thi thơ; chính khi tôi đương phải ngâm lên cả một
núi thơ cũng vô-vị nhạt-nhẻo như nhau, thì tôi nhận được
hai bài "Không-gian ca" và "Từ đấy"
của Phạm đình Bách. Hai bài thơ ấy đã đưa
tôi vào một cái thế-giới khác, đã nói với tôi
một chút gì. Hai bài thơ ấy được giải nhất
và được đăng lên báo ở một chổ
trân-trọng và xứng-đáng. Nhưng nếu cuộc gặp gỡ chỉ
có thế, thì Phạm đình Bách đối với tôi đã
là một cái hận.
Nhưng
sau thơ tôi đã gặp người. Tôi đã gặp lại
con người ấy thoáng hiện trong thơ. Ở đời đáng
căm giận là những kẻ đã làm ra cái trò rẽ thúy
chia duyên và bắt người phải cách biệt với văn thơ.
Không! thơ vẫn là người, và chính đó là
cái điều-kiện thứ nhất của văn thơ. Vì vậy thơ
phải là sự chân-thành. Mà thơ Phạm đình Bách
chính là sự chân-thành; và đến bao giờ tôi cũng
thấy ở trong Phạm đình Bách một cái gì rất
bi thiết, rất lâm-ly, một cái gì như một tấn-kịch bi
ai, não-nùng đã lay chuyển cả một tâm-hồn, một
thân-thể.
Hoặc
giả có người trách thơ Phạm đình Bách là buồn.
Tôi nghĩ rằng "buồn" còn là một sự may-mắn,
vì tôi biết ở trong Phạm đình Bách còn có
những cái gì còn bi-thiết hơn.
Trên đường đời đã
bao lần tôi gặp lại Phạm đình Bách và đã
nhiều lần được nghe thơ; tôi vẫn nhận thấy ở
trong thơ và người, một cái giọng run run, không thể
thốt ra bằng những cái tiếng thẳng thắng minh
bạch. Đằng sau Phạm đình Bách, tôi chỉ thấy
hé mở ra một cái thế-giới mà tôi không hiểu; nhưng có
lẻ cũng là một hay nhiều cái thế-giới quen thuộc của
chúng ta.
Buồn
thì cố nhiên cái thế-giới của Phạm đình Bách là
buồn, là một trời đất mênh mông thảm-đạm;
nhưng ở trong ấy còn có một cái gì tôi vẫn
không hiểu mà tôi cũng chỉ cảm thấy một cách mơ hồ:
" Ở
chốn sao Hôm em cách-biệt,
"Trần-gian
buồn-bả viết đôi câu"
Lại
với :
"Anh
nhớ em ôi! trời nước Tấn
"Với
mây bên Sở, núi bên Tần"
Hận
Không Gian
Tôi
không biết trong cái "làn mây bên Sở" và trong
dãy "núi bên Tần" Phạm đình Bách đã
gởi những gì. Tôi không biết trên "sao Hôm", le
lói một phương trời, hai linh-hồn thân yêu đã phải
cách- biệt nhau như thế nào. Nhưng có một điều tôi
dám chắc chắn là sự cách-biệt ấy là một
sự cách-biệt rất bi-thiết lâm-ly.
Cho đi
rằng cái tâm-hồn Phạm đình Bách đã sống
và đã từng nở trong những buổi sáng Việt, hay
những buổi hoàng-hôn Chàm; nhưng sớm nay, một làn hương
bát-ngát đã tỏa khắp không-gian; và sự bí-mật
trong đêm qua vẫn còn trọn-vẹn.
Tôi
tiếc rằng tôi không phải là một cái tế-bào
trong sự "thầm lặng" của Phạm đình Bách để
hôm nay có thể nói với độc-giả cái bí-mật đã
tạo nên nhà thi-sĩ chung của chúng ta.
Có
một điều chúng ta có thể biết là sau tám năm sống
trong vòng khói-lửa, cái tâm-hồn ấy cũng theo
hoàn-cảnh mà thay đổi một phần. Nhà thi-sĩ của
chúng ta đã trở về với thực-tế.
Cái
thực-tế ấy là một cái thực-tế đau-đớn
vì trong cái "màn sắt" của một chế-độ độc-tài,
nhà thi-sĩ của chúng ta không thể diễn-tả một cách
thẳng-thắng và chân-thành những cảm-xúc của mình. Lâu
ngày cái tính dè-dặt ấy đã biến thành một
cái thói quen.
Đứng
trước cái cảnh loạn-lạc, nhà thi-sĩ của chúng ta
rất đau-đớn vì :
"Giặc đến
bốn phương, sầu tử-biệt
"Người
tan mấy nẻo, hận sinh-lai"
Thu
hoài
Nhưng
cái hiểm-họa của chiến-tranh chỉ thoáng qua trong
tâm-trí, rồi lại nhường chổ cho những cảm-xúc
dịu-dàng hơn:
"Sông
Tiên mấy độ, thương mình cúc,
"Núi
Nhón đòi phen, tủi vóc mai"
và
:
"Từ
thuở chiến-khu thưa bóng nhạn
Canh
trường mài lệ chép thư trai"
Thu
hoài
Ở
trong lao đã
tám tháng, lại bị xiềng-xích, mà nhà thi-sĩ của chúng
ta vẫn nói một cách thản-nhiên:
"Tám
tháng rày ta nằm trong ngục-thất,
"Vắng
mặt trời lại vắng cả cung trăng"
Rồi
thi-sĩ nghĩ ngay đến gia-đình, đến một cái
thời xa-xưa êm-đềm và ý-nhị:
"Ta
nhớ những khi ra chơi bãi bể
"
Trăng khuya lên, ngạt-ngào không xiết kể"
Lao-trung
vọng nguyệt
Mãi
cho đến khi đã thoát ra ngoài lưới sắt rồi mà
vẫn còn e-dè lo sợ:
"Gặp
anh tôi chỉ nói một lời,
"Ở
bên kia sông, tôi không thấy một người"
Tái-ngộ
Cái
bí-mật trong đêm qua cũng vẫn còn nguyên-vẹn, và
nhà thi-sĩ chỉ hé cửa để cho chúng ta thấy một
phần nhỏ trong cái thực-tế đau-thương và
thảm-đạm ấy.
Nhưng
dầu sao đi nữa, với chừng ấy, với sự được
có Phạm đình Bách luôn trên đầu giường, trong
những giờ vô liêu, tôi cảm thấy lòng tôi cũng được
rộn-ràng thổn-thức. Ở đời được
bình-tỉnh thì rất hay; nhưng đôi khi ta cũng nên
có đôi phút rung-động.
Hỡi độc-giả
vô-liêu! hãy để cho Phạm đình Bách nở trên đầu
giường của các người. Tuy có nồng-nàn thật, nhưng cái
hương-vị của Phạm đình Bách vẫn là cái hương
thơm xa lạ, hiền lành vô tội của một thi-nhân. Các
người đừng ngại, vì đây không phải là mùi
hương giết người, hay cái nồng đượm say người
của phấn son.
Mùa thu
năm Kỷ-Tỵ
Lưu-
Trọng-Lư